Cách hít thở trong yoga đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thực hiện các bài tập yoga. Hít thở như nào đúng nhất cho người mới bắt đầu tập? Cùng các chuyên gia của Dudoan24h thông tin và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lợi ích khi thực hiện chuẩn xác cách hít thở trong yoga
Hít thở trong yoga không chỉ là một cách thức tập luyện mà là một triết lý của tự nhiên thông qua sự hoạt động của cơ thể con người, trực tiếp là bộ phận hô hấp.
Các chuyên gia yoga cho hay, khi hít thở đúng cách, người tập yoga sẽ cảm nhận rõ những hiệu quả mà nó mang lại.
- Luyện tập yoga được dễ dàng hơn.
- Hệ hô hấp được hoạt động trơn tru
- Kích thích tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả
- Giữ vững tâm thế, cân bằng mọi cảm xúc và tư thế.
- Tăng cường hiệu quả thải độc trong cơ thể.
- Làm cho giữ hơi thở để cân bằng, là cách làm nóng cơ thể, khiến cho các cơ quan nội tạng được “massage” thư giãn.
- Tạo giấc ngủ sâu, tế bào thần kinh được nuôi dưỡng
2. Thông tin cách hít thở trong yoga cho người mới bắt đầu
Thở bằng 3 chiều chứ không phải chỉ thở bằng 1 chiều. Khi bạn hít vào thì khoang ngực sẽ nở rộng ra từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và từ trước ra sau. Bạn sẽ cảm nhận được nó đang mở ra từ tất cả các chiều. Và khoang bụng kết nối với khoang ngực bởi cơ hoành thì khi bạn thở, bạn sẽ thấy khoang bụng cũng thay đổi hình dạng trên cả 3 chiều. Để làm được điều này, hãy tham khảo cách hít thở trong yoga với các bước sau đây.
Thả lỏng vai xuống
Đặt 2 bàn tay trên bụng, có thể là ngay dưới ngực hoặc ở giữa bụng. Khi hít vào, bạn cảm nhận 2 bàn tay xa nhau ra, theo cả chiều ngang, chiều sâu và chiều cao. Và khi bạn đặt tay lên khoang ngực thì bạn cũng có thể cảm nhận được như vậy.
Cách hít thở trong yoga – Chú ý tới việc thở ra nhiều hơn là hít vào
Người thầy của yoga trị liệu đã từng nói rằng 90% thực hành yoga là để thải ra chất cặn bã. Quy trình hít thở trong yoga thực chất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và thải ra chất cặn bã. Vì vậy, thay vì tập trung cố hít thật sâu. Lời khuyên bạn nên tập trung thải ra hoàn toàn hơi thở.
Và lúc này, khi bạn đã giải phóng hết chất cặn bã trong cơ thể bạn. Thì tự khắc hơi thở bạn hít vào sẽ rất sâu một cách tự nhiên. Bạn không cần phải cố quá sức để cố hít vào sâu hơn.
Khi bạn hít vào hãy đếm nhịp 1, 2, 3. Khi thở ra, bạn hãy đếm 1, 2, 3, 4. Hãy để cho hơi thở ra dài hơn so với hơi hít vào.
Điều chỉnh tư thế ngồi
Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng tới hơi thở của bạn. Cơ hoành được liên kết trực tiếp với sườn và gắn trực tiếp với đốt sống phía sau của bạn. Nếu bạn ngồi cong lưng, khi bạn hít vào thì sẽ khiến quá trình biến đổi của cơ hoành từ hình ô có độ cong sâu thành độ cong nông rất khó quan.
Khi bạn ngồi gù lưng thì cơ bụng đang bị chèn ép và không được thả lỏng. Khi cơ bụng không được thả lỏng thì dù cơ hoành cố gắng thay đổi hình dạng, cố gắng đẩy áp lực xuống bụng thì cơ bụng cũng không thể thực hiện nhiệm vụ phình ra được.
Không chỉ khi tập yoga mà ngay trong các hoạt động bình thường như ngồi làm việc, đi xe máy, ngồi xem phim,… Nếu bạn ngồi tư thế sai thì chất lượng hơi thở của bạn sẽ giảm sút.
Không ăn quá no trước khi tập hít thở
Nếu bạn ăn quá no hoặc nếu bạn có em bé thì bạn sẽ cảm giác thường xuyên khó thở. Lúc này, thức ăn hoặc em bé chèn ép các cơ quan nội tạng. Khi cơ hoành đẩy hơi thở xuống nhưng lúc này, chỗ chứa của bụng bạn đã hết nên không còn chỗ chứa cho hơi thở nữa. Dẫn tới việc khó thở.